HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY - NHẬP MÔN #9

2025-02-22 19:35:17

Nấm rễ - Nấm lá: Cách phòng ngừa, điều trị và xử lý tránh lây lan.

Một số lợi ích từ Nấm đối kháng

Bài viết trước ta đã tìm hiểu được đặc tính của một số loại nấm rễ, nấm lá, vậy làm sao để phòng ngừa, nhận biết sớm và xử lý hiệu quả?

Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn cách trị nấm lá, nấm rễ và chia sẻ một số lợi ích từ nấm đối kháng – “khắc tinh” tự nhiên của nấm bệnh, giúp bảo vệ cây an toàn mà không cần lạm dụng thuốc hóa học.

1. Nhận Biết Cây Bị Nấm Lá, Nấm Rễ và nguyên nhân

Bữa trước có bài viết nói về dấu hiệu của Nấm lá - Nấm rễ rồi á, bạn nào mình muốn tham khảo kỹ hơn về dấu hiệu thì link ở đây nhen!

Giờ tui ôn bài lại ngắn gọn xíu nè:

Nấm lá – Lá cây bị đốm, khô, rụng sớm

Dấu hiệu:

  • Mặt trên lá xuất hiện đốm nâu, đen hoặc vàng, lúc đầu nhỏ rồi lan rộng.
  • Mặt lá có thể có lớp bột trắng, xám hoặc mốc đen.
  • Lá bị bệnh nặng sẽ khô giòn, rụng sớm.
  • Cây phát triển chậm, còi cọc.

Nấm rễ nguy hiểm hơn vì nó phá hỏng hệ thống rễ, làm cây không hút được nước và dinh dưỡng.

Dấu hiệu:

  • Cây héo rũ dù đất vẫn ẩm, tưới bao nhiêu cũng không tươi lại.
  • Đào rễ lên thấy rễ có màu nâu đen, nhũn hoặc bị teo tóp.
  • Gốc cây có thể bị úng mềm, có mùi hôi.
  • Có các chấm li ti màu trắng trên mặt và phía dưới phần đất quanh rễ
  • Khi bệnh nặng, cây có thể hẻo đột ngột.

Ôn lại vài nguyên nhân luôn nhen!

  • Tưới nước quá nhiều
  • Đất trồng không thoát nước tốt
  • Không gian trồng cây quá kín, thiếu thông thoáng
  • Xài đất cũ mà không xử lý.
  • Phủ đá, sỏi quá dày

2. Cách Xử Lý Khi Cây Bị Nấm Để Tránh Lây Lan

Khi phát hiện cây có dấu hiệu Nấm lá - Nấm rễ, cần xử lý liền tránh cây bị nặng hơn hoặc lây sang cây khác. Xử lý Nấm lá - Nấm rễ theo nguyên tắc:

Loại bỏ hoặc cách ly => Xử lý nấm => Phòng ngừa tận gốc

  • Đầu tiên cắt bỏ phần bị bệnh: Nếu cây bị nấm lá, hãy cắt bỏ lá bệnh để tránh lây qua các lá khỏe. Phần lá bệnh đã cắt thì đem bỏ thùng rác hay xử lý xa chỗ trồng cây, xịt Nấm Đối Kháng NTC lên các lá còn lại để ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh nấm chưa bùng phát
  • Cách ly cây bị nấm: Nếu trồng nhiều cây trong chậu sát nhau, khi phát hiện cây bệnh nên tách riêng chậu cây bệnh ra để tránh lây lan.
  • Xử lý đất: Nếu cây bị nấm rễ, nên thay đất mới hoặc trộn chế phẩm nấm đối kháng vào đất để tiêu diệt nấm. Khi thay đất mới, có thể tỉa bỏ 1 phần rễ nâu mềm do úng, xịt Nấm Đối Kháng NTC lên toàn bộ bầu đất hoặc mặt đất sau khi vừa thay đất để ức chế kịp thời và tiêu diệt nấm bệnh
  • Phun chế phẩm sinh học trị nấm: Có thể dùng Dung Dịch Tỏi Ớt Xà Bông hoặc dung dịch từ tỏi, ớt, gừng để phun phòng ngừa đối với nấm lá. Nếu bệnh nặng, dùng chế phẩm sinh học như Nấm Đối Kháng NTC, TRICHO MKA,.. hoặc các sản phẩm khác có thành phần Trichoderma

3. Cách Phòng Ngừa Nấm Lá, Nấm Rễ

Không phải đợi cây bệnh thì mới trị, mình có thể phòng ngừa nấm lá - nấm rễ dễ dàng từ khâu trồng cây và trong chăm sóc hằng ngày.

Giữ môi trường trồng cây thông thoáng

  • Đặt các cây với khoảng cách hợp lý để không khí lưu thông tốt.
  • Nếu trồng trong nhà, nên để gần cửa sổ hoặc khu vực có thể đón nắng, có không khí lưu thông

Tưới nước đúng cách

  • Chỉ tưới khi đất trên mặt khô, tránh tưới quá nhiều.
  • Tưới vào buổi sáng sớm để cây khô thoáng cả ngày.
  • Hạn chế tưới lên lá, nhất là vào chiều tối

Cải tạo đất trồng

  • Trộn đất với xơ dừa, trấu hun, phân hữu cơ và đá bọt Pumice để tăng độ tơi xốp.
  • Bổ sung vôi bột hoặc trichoderma dạng bột để khử nấm và cân bằng pH đất.
  • Có dùng đá phủ thì nhớ chọn loại đá nhẹ vừa phải như đá bọt Pumice để đảm bảo thoát nước tốt và thoáng khí cho đất

Vệ sinh khu vực trồng cây

  • Thu gom lá rụng, cành héo để tránh lây lan nấm bệnh, đồng thời hạn chế môi trường ẩm mốc tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển
  • Nếu cây đã bị nấm, nên cắt tỉa lá bệnh liền
  • Xịt Nấm Đối Kháng NTC định kỳ 14 ngày/lần để phòng ngừa

4. Nấm Đối Kháng NTC – Giải Pháp Sinh Học An Toàn Cho Cây

Thay vì dùng thuốc hóa học, bạn mình có thể sử dụng nấm đối kháng để tiêu diệt nấm bệnh theo cách tự nhiên và loại này cũng có tác dụng phòng ngừa nữa

Nấm đối kháng NTC là gì?

Nấm đối kháng NTC là nhóm nấm có lợi, giúp kiểm soát nấm bệnh ở cây, với các cơ chế:

  • Cạnh tranh không gian: Hạn chế sự phát triển của nấm gây hại bằng cách chiếm chỗ, bành trướng lãnh địa làm nấm hại không còn không gian để phát triển
  • Tiết enzyme phân hủy nấm hại: Phá vỡ thành tế bào của nấm bệnh, tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của chúng.
  • Kích thích cây trồng phát triển: Một số loài Trichoderma trong Nấm Đối Kháng NTC có khả năng kích thích rễ cây phát triển khỏe mạnh hơn, đâm sâu và bám vào đất hơn.
  • Tạo ra kháng sinh tự nhiên: Giúp cây tăng sức đề kháng trước các tác nhân gây bệnh.

Một số loại nấm đối kháng có lợi (Khúc này hơi khoa học bạn mình đọc cho biết là được):

  • Trichoderma: Trichoderma có đến hơn 33 loài và hầu hết chúng đều có lợi cho cây trồng. Khi sử dụng Trichoderma vào trong đất có thể phòng trừ tuyệt đối các chủng nấm gây bệnh vàng lá thối rễ như Phytophthora, Fusarium, Pythium,..
  • Chaetomium được biết đến là một loại nấm có khả năng tiết ra một số hợp chất kháng sinh có khả năng ức chế và tiêu diệt nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium gây ra bệnh vàng lá thối rễ

Lợi ích của nấm đối kháng NTC

Kiểm Soát Nấm Hại Hiệu Quả

  • Giảm thiểu các bệnh do nấm gây ra như nấm rễ, nấm lá, thối rễ, úng gốc, vàng lá.
  • Ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm nguy hiểm như Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia.
  • Giúp kiểm soát bệnh một cách tự nhiên, giảm sự phụ thuộc vào thuốc hóa học.

An Toàn Với Con Người Và Môi Trường

  • Không gây tồn dư hóa chất độc hại trong đất và cây trồng.
  • Không ảnh hưởng đến hệ sinh thái, bảo vệ các vi sinh vật có lợi trong đất.
  • An toàn cho người sử dụng, động vật và thân thiện với môi trường
  • Và cũng không gây kháng thuốc như thuốc bảo vệ thực vật hóa học

Cải Thiện Độ Phì Nhiêu Của Đất

  • Giúp phân hủy chất hữu cơ trong đất, cải thiện cấu trúc đất.
  • Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Giảm hiện tượng chai đất do sử dụng thuốc hóa học lâu dài.

Giúp Cây Tăng Trưởng Và Phát Triển Mạnh Mẽ

  • Kích thích sự phát triển của rễ, giúp cây hấp thụ nước và dinh dưỡng tốt hơn.
  • Tăng sức đề kháng của cây, giúp cây chống chịu tốt hơn với điều kiện bất lợi.
  • Hỗ trợ cây sinh trưởng nhanh, lá xanh hơn, hoa đẹp và trái sum suê hơn

Cách sử dụng nấm đối kháng để bảo vệ cây:

  • Nếu sử dụng nấm dạng bột thì trộn Trichoderma vào đất khi trồng cây mới hoặc hòa nấm với nước rồi tưới gốc định kỳ để kiểm soát nấm rễ.
  • Còn Nhà Thương Cây tụi mình có Nấm Đối Kháng NTC với thành phần chính là các “anh hùng” Trichoderma chuyên bày kỳ môn bát quái trận, tấn công nấm hại từ tứ phía và tiêu diệt chúng, Nấm Đối Kháng NTC cũng đã được pha sẵn, chỉ cần lắc lên và xịt thôi. Bên cạnh đó trong thành phần Nấm đối kháng NTC còn có vi sinh vật phân giải Cellulose giúp đất tơi xốp hơn nữa

Kết Luận

Nấm lá, nấm rễ là bệnh phổ biến khi trồng cây, nhưng các bạn mình đừng lo, nếu nhận biết sớm và xử lý kịp thời thì cây vẫn hồi phục tốt và xanh tươi lại thôi. Quan trọng nhất là điều trị kịp thời và phòng ngừa ngay từ đầu bằng cách giữ môi trường trồng cây khô thoáng, tưới nước hợp lý và sử dụng nấm đối kháng để bảo vệ cây một cách tự nhiên.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn mình có thêm kinh nghiệm chăm sóc cây, tránh được nấm bệnh và giữ vườn luôn xanh tốt!

 

Chinh phục cây trồng cùng Nhà Thương Cây!

Bài viết trước đó: https://nhathuongcay.com/huong-dan-trong-cay-nhap-mon-8


  • Ngày đăng: 2025-02-22 19:35:17   
  • Bình luận: Array

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận