HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY - NHẬP MÔN #1

2025-02-07 14:54:00

Nhận biết cây thiếu dinh dưỡng, dư chất do bón lố tay (ngộ độc phân bón) và lời khuyên.

“Cây cũng cần được cho ăn” - Tụi nó ăn dinh dưỡng để phát triển, nhưng làm sao để biết khi nào tụi nó đói để mà cho ăn ta? Rồi cho ăn bao nhiêu là đủ, lỡ cho ăn lố tụi nó ngộ độc nữa. Cùng tụi mình tìm hiểu coi chừng nào tụi nó đói để cho ăn, rồi lỡ “ngộ độc” tụi nó sẽ như thế nào mà xử lý kịp thời nhen!

1. Dấu hiệu nhận biết cây thiếu dinh dưỡng

Cây thiếu dinh dưỡng thường biểu hiện qua lá, thân, rễ và tốc độ sinh trưởng. Để ý 1 xíu bạn sẽ thấy:

Lá là bộ phận của cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng sớm và rõ ràng nhất

  • Lá vàng hoặc nhạt màu, tự nhiên thấy tụi lá cây nhỏ hơn bình thường, rồi còn rụng lá nữa: Nguyên nhân do thiếu chất cần thiết cho sự phát triển lá (Ví dụ như Nitơ, Photpho)
  • Xuất hiện đốm vàng hoặc nâu trên lá, quan sát mấy cái lá non thấy nó chuyển thành màu vàng trong khi gân lá vẫn xanh.

Thân và cành:

  • Cành chậm phát triển, tưới miết không thấy dài hay mập ra, có dấu hiệu khô cành, thân yếu “suy dinh dưỡng”, mỏng giòn và dễ gãy. Nguyên nhân là do thiếu canxi nên “xương cây” không được chắc khỏe, cũng có thể thiếu 1 chút Kali nữa, hoặc nặng là thiếu dinh dưỡng tổng thể luôn bạn mình ơi!

Rễ:

  • Rễ phát triển kém, còi cọc: Có thể do thiếu phốt pho đó. Nhưng để mà biết rễ úng hay “suy dinh dưỡng” thì chắc lúc đó cây cũng sắp “hẻo” tới nơi rồi, Nên là để ý lá, thân cành để bổ sung dinh dưỡng nhen bạn mình!

Sự phát triển tổng thể:

Nhìn chung cây sẽ chậm lớn hoặc ngừng phát triển, khi mà sáng nào bạn cũng tưới cây nhưng ngó hoài không thấy cao thêm chút nào, lá mới cũng không thấy ra. Đối với cây có hoa thì tụi hoa nó trốn luôn, hoặc hoa nhỏ, nhạt màu. Cây ăn trái thì ít trái, nhỏ hoặc chưa kịp ăn thì trái nó rụng mất tiêu!
Với các biểu hiện trên thì đúng như bạn đang nghĩ rồi đó…Cây đang thiếu dinh dưỡng trầm trọng!

2. Dấu hiệu cây bị dư chất (Ngộ độc phân bón)

 Lá

  • Lá bị cháy mép, đầu lá khô: Hiện tượng lá bị mất nước do lượng phân bón chứa muối khoáng (như Kali hoặc Nitrat). Lá già chuyển màu vàng hoặc nâu, lá non xoắn lại, quăn mép, hoặc dị dạng.

Thân và rễ

  • Như bị “béo phì” vậy á, Thân cây mọng nước, dễ gãy: Do hấp thụ quá nhiều dinh dưỡng (đặc biệt là Nitơ). Rễ bị úng, chuyển màu nâu đen: Ngộ độc từ lượng phân bón dư thừa làm tăng nồng độ muối trong đất, gây “hẻo” từ vị trí tế bào rễ.

Sự phát triển tổng thể

  • Dư chất thì Cây chậm phát triển hoặc ngừng phát triển: Khi bị bắt “ăn quá nhiều” tụi cây sẽ bị stress, thậm chí dẫn đến héo úa. Bữa trước mới bón phân và hôm sau ngủ thức dậy thấy cây đột ngột rụng lá hoặc hoa thì khả năng cao là bị "ngộ độc" phân bón rồi đó nhen!

Đất

Ngoài biểu hiện các bộ phận cây thì khi bón phân quá tay đất cũng sẽ có biểu hiện:

  • Mặt đất có lớp muối trắng: Hiện tượng này xảy ra khi có quá nhiều phân bón không được cây hấp thụ, dẫn đến tích tụ muối ở bề mặt.
  • Đất khô cứng, khó thoát nước: Phân bón quá nhiều làm thay đổi cấu trúc đất, giảm độ tơi xốp.

3. Cách xử lý khi cây thiếu hoặc dư dinh dưỡng

3.1. Khi cây thiếu dinh dưỡng

  • Bón phân đúng loại: Xác định dinh dưỡng cần thiết và cung cấp phân bón phù hợp (ví dụ: phân đạm cho Nitơ, lân cho Photpho, v.v.).
  • Tưới nước đúng cách: Tránh tưới quá nhiều hoặc quá ít vì cả hai đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.
  • Chia nhỏ lượng phân bón: Bón từng ít một thay vì bón nhiều một lúc, tránh gây sốc cho cây.
  • Kiểm tra đất: Đảm bảo đất có độ pH tự nhiên (đa số 5.5-7) vì môi trường đất axit hoặc kiềm sẽ ảnh hưởng khả năng hút dinh dưỡng.
  • Kiểm tra sâu bệnh: Sâu bệnh cũng có thể làm cây yếu đi, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Khi phát hiện cây thiếu dinh dưỡng có thể sử dụng ngay Dinh dưỡng cấp tốc - bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng, đầy đủ để cây phục hồi lẹ nè bạn mình.

3.2. Khi cây bị dư chất (Ngộ độc phân bón)

  • Ngừng bón phân ngay lập tức.
  • Rửa trôi phân bón dư thừa: Tưới nhiều nước để giảm nồng độ muối trong đất, nhưng tránh ngập úng.
  • Thay đất nếu cần: Khi cây có dấu hiệu nặng, thay đất mới giúp loại bỏ lượng phân dư thừa.
  • Cắt bỏ phần hư hỏng: Loại bỏ lá, cành hoặc rễ đã bị tổn thương để giảm gánh nặng cho cây.
  • Quan sát và điều chỉnh liều lượng phân bón: Khi cây phục hồi, chỉ bón phân với liều lượng nhỏ và đúng chu kỳ.

Để mà khỏi phải đắn đo suy nghĩ bón phân gì, bón nhiêu là đủ thì tụi mình có dinh dưỡng tan chậm, cứ 15 ngày 1 túi, cây phát triển ào ào mà không lo dư chất! Quá đã!

4. Lời khuyên phòng ngừa

  • Đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng sử dụng phân bón nếu sử dụng phân bón hóa học: Sử dụng phân bón theo hướng dẫn trên bao bì, để không bón phân quá lố tay.
  • Kiểm tra thường xuyên: Quan sát lá, thân và đất để phát hiện sớm bất thường. Dấu hiệu nhận biết của rễ cây là đề cập để bạn mình biết là rễ tụi nó cũng có phản ứng với việc thiếu hoặc thừa dinh dưỡng thôi nhen, chứ đừng đợi xem biểu hiện của rễ cây, tụi cây nó “hẻo” mất tiêu đó.
  • Bổ sung hữu cơ: Kết hợp bón hóa học với hữu cơ
  • Phân nhỏ nhiều lần: Bón phân thành nhiều đợt nhỏ thay vì bón một lần nhiều.

Mẹo: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Combo Dinh dưỡng cấp tốc và dinh dưỡng tan chậm để bổ sung dinh dưỡng mà không lo ảnh hưởng xấu tới cây, bởi bộ đôi này cực kỳ thân thiện, an toàn cho mọi loại cây luôn đó bạn mình!

 

"Chinh phục cây trồng cùng Nhà Thương Cây"


  • Ngày đăng: 2025-02-07 14:54:00   
  • Bình luận: Array

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận